Cơ thể khi nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, đau đầu là một trong những biểu hiện thường gặp và phổ biến khi mắc bệnh thiếu máu. Nếu không được điều trị kịp thời, nghiêm trọng thì bệnh thiếu máu sẽ dẫn tới tử vong. Vậy thiếu máu là gì? Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của SQL ADVICE COMMUNITY để tìm hiểu tất tần tật thông tin về bệnh thiếu máu nhé!
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Trong đó thì việc giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng nhất.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì thiếu máu được định nghĩa là căn bệnh xảy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người nào đó thấp hơn mức độ bình thường của một người khỏe mạnh cùng giới, cùng tuổi và cùng một môi trường sống.
Một số dấu hiệu thiếu máu thường xảy ra
Các biểu hiện của thiếu máu và triệu chứng thiếu máu sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu. Trong một số trường hợp thì bệnh nhân thiếu máu sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào khác thường.
Tuy nhiên dưới đây là một số triệu chứng phổ biến và thường gặp khi mắc bệnh thiếu máu:
Triệu chứng cơ năng
Khi mắc bệnh thiếu máu, một số triệu chứng cơ năng phổ biến và thường gặp nhất như:
- Thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai khi gắng sức hoặc thay đổi tư thế. Một số trường hợp thiếu máu nặng có thể bị ngất một cách đột ngột.
- Bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tính tình bất thường, dễ nổi cáu vô cớ và sức lao động kém (cả về trí óc và chân tay).
- Xảy ra tình trạng đánh trống ngực, tim đập nhanh, khó thở, đau tim do thiếu máu cơ tim.
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa như bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Triệu chứng thực thể
Một số triệu chứng thực thể của bệnh thiếu máu như:
- Da bệnh nhân xanh xao, vàng vọt do thiếu máu huyết tán. Hay tình trạng sạm da là do rối loạn chuyển hóa sắt. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng và dễ dàng nhận biết nhất của một bệnh nhân khi bị thiếu máu.
- Khi mắc bệnh thiếu máu thì lưỡi sẽ có màu nhợt nhạt nếu là thiếu máu huyết tán. Còn lưỡi sẽ bự bẩn nếu thiếu máu do nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp thì gặp tình trạng lưỡi đỏ và dày là do thiếu máu Biermer,…
- Rụng tóc nhiều, móng tay móng chân dễ gãy, chân móng bẹt hoặc lõm,…
Để có thể chắc chắn là bạn có bị thiếu máu hay không thì hãy đến ngay các trung tâm y tế như là: Cấp Cứu Vàng, 115 An Tâm, Bệnh viện Tâm Anh,… để kiểm tra và khám chữa bệnh.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh thiếu máu là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới bệnh thiếu máu. Tuy nhiên phổ biến và thường gặp nhất là một số nguyên nhân như:
Thiếu máu do bị mất máu
Một trong những nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất dẫn tới bệnh thiếu máu là xuất huyết. Tình trạng xuất huyết xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như:
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Ví dụ như mắc bệnh viêm loét hay ung thư, chảy máu dạ dày…;
- Nguyên nhân là do tác dụng phụ từ thuốc kháng viêm (NSAIDs);
- Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra chảy máu quá nhiều;
- Xuất huyết do biến chứng của chấn thương vật lý hoặc bị phẫu thuật trên cơ thể.
Tế bào hồng cầu giảm số lượng hoặc suy yếu
Tủy xương là mô mềm, xốp đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh tế bào máu. Chính vì vậy khi tế bào hồng cầu giảm số lượng hoặc bị suy yếu thì sẽ dẫn tới tình trạng bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu. Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động tủy xương có thể kể tới như:
- Bệnh bạch cầu (leukemia);
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm;
- Tan máu bẩm sinh (thalassemia)…
>> Xem thêm: Hiện tượng stress ở người già – Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp
Tăng phá hủy hồng cầu
Thông thường thì vòng đời của một tế bào hồng cầu sẽ kéo dài 120 ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì tế bào hồng cầu cũng có thể “chết” trước khi chưa hoàn thành vòng đời tự nhiên của chúng bởi rất nhiều lý do như:
- Bệnh nhân bị thiếu máu do tán huyết tự miễn;
- Cơ thể bị nhiễm trùng hay chịu phải những tác động của tác dụng phụ khi dùng kháng sinh;
- Biến chứng khi bị ghép mạch máu hoặc van tim;
- Hệ lụy và biến chứng của các bệnh gan hoặc thận;
- Do độc tố của rắn, nhện hoặc ong…gây nên.
Những biến chứng nghiêm trọng sẽ xảy ra khi mắc bệnh thiếu máu là gì?
Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, như:
- Tình trạng mệt mỏi kéo dài: Nếu như bị thiếu máu nghiêm trọng thì có thể khiến cơ thể bạn khi nào cũng rơi vào trong tình trạng mệt mỏi. Không thể làm việc và không thể hoàn thành tốt những công việc được giao.
- Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu folate có thể dễ bị biến chứng ví dụ như sinh non.
- Vấn đề về tim mạch: Thiếu máu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim). Trong trường hợp này, để bù cho tình trạng thiếu oxy trong máu thì tim bạn phải bơm máu nhiều hơn. Điều này có thể dẫn tới tình trạng suy tim.
- Tử vong: Thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng với tính mạng. Nếu như mất máu quá nhanh chóng thì sẽ dẫn đến thiếu máu cấp tính. Nếu nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới tử vong.
Trong trường hợp người bệnh bị ngất xỉu do việc thiếu máu hoặc mất máu quá nhiều, để tránh trường hợp đáng tiết xảy ra phải nhanh chóng gọi hoặc liên hệ đến các đơn vị cho thuê xe cứu thương để đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp máu kịp thời.
Bật mí những cách phòng ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả
Có không ít loại thiếu máu không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên thì bạn hoàn toàn có thể tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
Và đây cũng chính là một trong những cách phòng ngừa căn bệnh thiếu máu hiệu quả nhất hiện nay. Theo đó khi bị bệnh thiếu máu thì chế độ dinh dưỡng của bạn phải bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Cụ thể thì bạn nên lưu ý bổ sung những chất sau:
- Chất sắt: Những thực phẩm giàu chất sắt bao gồm có thịt bò và các loại thịt khác, đậu lăng, ngũ cốc, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô.
- Folate: Chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá có màu xanh đậm, đậu xanh, đậu thận, đậu phộng. Bên cạnh đó cũng có trong các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, ngũ cốc, mì ống và gạo.
- Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B-12 bao gồm có thịt, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm ngũ cốc, đậu nành.
- Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm có trái cây và nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng là cách phòng ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả nhất
>> Xem thêm: Chỉ phẫu thuật là gì? Các loại chỉ phẫu thuật và ứng dụng của chúng trong y học
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn bệnh thiếu máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh thiếu máu. Hy vọng qua những chia sẻ về bệnh thiếu máu ở bài viết trên sẽ mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích để từ đó bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.