quản trị chuỗi cung ứng là gì
Blog

Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Các xu hướng quản trị chuỗi cung ứng (SCM) hiện nay

Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Định nghĩa và mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng thay đổi thường xuyên theo quy luật thị trường. Ngày nay, quản trị chuỗi cung ứng có một vai trò đặc biệt quan trọng, tích hợp trách nhiệm với việc kết nối quy trình sản xuất và kinh doanh thành một mô hình gắn kết, đem tới hiệu suất sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Nếu chỉ đọc tên, nhiều người thường lầm tưởng quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa với logistics. Trên thực tế, đây lại là 2 khái niệm khác hẳn nhau.

Theo CSCMP – Council of Supply Chain Management Professionals: Quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa là toàn bộ hoạt động quản lý hậu cần. Bao gồm: Hoạt động lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan tới tìm nguồn cung ứng, thu mua, trong đó có cả logistics. Quan trọng hơn, quản trị chuỗi cung ứng còn bao gồm sự phối hợp, hợp tác các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện. Đó có thể là các nhà cung cấp, các công ty hoạt động mô hình 3PL Logistics, thậm chí là khách hàng. Bản chất, quản trị chuỗi cung ứng tích hợp cả quản trị cung cầu bên trong và giữa các đơn vị với nhau. Và logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng.

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?
Định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Chức năng của quản trị chuỗi cung ứng là khả năng tích hợp với trách nhiệm của việc kết nối các chức năng chính và các quy trình kinh doanh trong công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết, đem tới hiệu suất cao hơn. Nó bao gồm toàn bộ hoạt động hậu cần, hoạt động sản xuất, thúc đẩy phối hợp giữa các quá trình và hoạt động của các bộ phận tiếp thị, bán hàng, truyền thống, tài chính và công nghệ thông tin. Đảm bảo hoạt động cung ứng được diễn ra nhịp nhàng và liền mạch.

>> Xem thêm: Tổng hợp thuật ngữ ngành Logistics thông dụng nhất

Phân biệt chuỗi cung ứng & logistics

Như đã nói ở trên, logistics thực chất chỉ là một phần của quản trị chuỗi cung ứng. Bởi giữa quản trị chuỗi cung ứng và logistics có những điểm tương đồng.

Thực chất, logistics là hoạt động hoạch định, kiểm soát, thực hiện việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ, cùng các thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, thường do một công ty vận chuyển hàng hóa đảm nhận mọi quy trình. Đây là một khâu nhỏ trong chuỗi cung ứng lớn với nhiều mối quan hệ giữa các bên với nhau.

Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng có tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc quản trị chuỗi cung ứng càng quan trọng. Nếu quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời, chúng tạo điều kiện để mở rộng chiến lược và phát triển doanh nghiệp tốt hơn.

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa tốt sẽ đảm bảo được đầu vào, đầu ra của hàng hóa. Ở đầu vào, cung ứng đúng, đủ lượng hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho đồng thời giảm được rủi ro cho doanh nghiệp.

Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

Ở đầu ra chuỗi cung ứng quản lý  tốt sản phẩm, cung cấp đủ lượng sản phẩm cần thiết, đem tới doanh thu tốt, giảm nguy cơ hàng quay đầu, giảm chi phí hàng tồn.

Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng tốt còn đem tới hiệu quả về hoạt động logistics, hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh chóng, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nói tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng có đem tới những lợi ích cụ thể như:

  • Giảm chi phí chuỗi cung ứng SCM tới 25- 50%
  • Giảm lượng hàng tồn kho tới 25 – 60%
  • Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng tốt hơn 30 – 50%
  • Tăng độ chính xác trong dự báo sản xuất cao hơn 25 – 80%
  • Tăng lợi nhuận sau thuế hơn 20%

Một chuỗi cung ứng hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lợi thế trong kinh doanh, tối đa hóa chi  phí, tăng lợi nhuận cao hơn. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự làm mọi thứ để kinh doanh thì sẽ không đạt hiệu quả cao nhất. Thậm chí việc tự túc toàn bộ có thể khiến doanh nghiệp sa vào vực thẳm bởi chi phí chia cho nhiều bộ phận. Chưa tính tới năng lực sản xuất, công nghệ và các yếu tố khác.

Thay vì vậy, việc liên kết giữa các đơn vị có từng thế mạnh riêng, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà sản xuất – nhà phân phối – nhà bán lẻ. Trong mỗi công đoạn lại phân chia nhỏ ra sẽ giúp nhà cung cấp giảm được chi phí ở thành phẩm cuối cùng, đồng thời có được sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Khi đó, vai trò của các nhà quản trị chuỗi cung ứng sẽ vô cùng quan trọng. Họ chính là những người làm công tác kết nối, quản lý, đảm bảo chuỗi cung ứng diễn ra nhịp nhàng, liên tục và hạn chế tối đa rủi ro. Đồng thời, nhà quản trị chuỗi cung ứng cũng là người giải quyết những rủi ro phát sinh để đảm bảo hoạt động của quy trình cung  ứng.

Các xu hướng của quản trị chuỗi cung ứng

Các xu hướng của quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng, với những xu hướng mới nổi lên liên tục. Dưới đây là một số xu hướng chính của quản trị chuỗi cung ứng trong năm 2023 và những năm tiếp theo:

Số hóa

Số hóa là một xu hướng chủ đạo trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, và SCM cũng không ngoại lệ. Các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và blockchain đang được ứng dụng rộng rãi trong SCM để cải thiện hiệu quả, khả năng dự đoán và tính bền vững.

Ví dụ, AI đang được sử dụng để tự động hóa các nhiệm vụ thủ công, như dự báo nhu cầu và tối ưu hóa tuyến đường vận tải. IoT đang được sử dụng để thu thập dữ liệu thời gian thực từ các nguồn khác nhau trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như nhà máy, kho bãi và phương tiện vận tải. Blockchain đang được sử dụng để cải thiện tính minh bạch và bảo mật của thông tin trong chuỗi cung ứng.

Tự động hóa

Tự động hóa là một xu hướng khác đang thúc đẩy sự phát triển của SCM. Các công nghệ tự động hóa, chẳng hạn như robot và hệ thống tự động hóa kho bãi, đang được sử dụng để thay thế các nhiệm vụ thủ công trong chuỗi cung ứng.

Tự động hóa có thể giúp cải thiện hiệu quả, giảm chi phí và cải thiện an toàn. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến những thách thức như mất việc làm và thay đổi văn hóa.

>> Xem thêm: Danh sách 10 công ty tư vấn Digital Marketing uy tín, hiệu quả

Chuỗi cung ứng bền vững

Chuỗi cung ứng bền vững là một xu hướng ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các doanh nghiệp đang tìm cách giảm tác động môi trường của chuỗi cung ứng của họ bằng cách sử dụng các nguồn lực bền vững hơn, giảm chất thải và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.

Chuỗi cung ứng bền vững có thể mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và môi trường. Nó có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, cải thiện danh tiếng và thu hút khách hàng mới.

Các xu hướng khác

Ngoài các xu hướng chính trên, SCM còn có một số xu hướng khác đang nổi lên, chẳng hạn như:

  • Tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng: Các doanh nghiệp đang tìm cách hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác trong chuỗi cung ứng của họ để cải thiện hiệu quả và khả năng thích ứng.
  • Tăng cường nhu cầu về dịch vụ SCM: Các doanh nghiệp đang ngày càng chuyển sang thuê ngoài dịch vụ SCM để tập trung vào các hoạt động cốt lõi của họ.

Các xu hướng này đang định hình tương lai của SCM. Các doanh nghiệp cần theo dõi các xu hướng này và thích ứng để đảm bảo chuỗi cung ứng của họ hiệu quả và bền vững.

>> Xem thêm: Danh sách 10 công ty dịch vụ Marketing tổng thể tốt nhất, hiệu quả cao 2023

Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng

Có thể thấy, quản trị chuỗi cung ứng là một hoạt động cực kỳ quan trọng, giúp giải quyết cả vấn đề đầu vào – đầu ra của doanh nghiệp thông qua cách tích hợp hiệu quả giữa các lĩnh vực sản xuất, vận tải, cung ứng, kho bãi và bán lẻ.

Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng
Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng

Trên thực tế, trong quản trị chuỗi cung ứng, các nhà quản trị luôn tìm tòi, áp dụng các mô hình quản trị khác nhau nhằm tìm ra mô hình tốt nhất, tối ưu nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Trong đó, 2 mô hình quản trị chuỗi cung ứng phổ biến nhất trong thực tế phải kể đến như:

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng giản đơn

Mô hình đơn giản, công ty sản xuất chỉ mua nguyên liệu, vật tư từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm sản phẩm. Họ cũng là người trực tiếp bán hàng hóa cho người sử dụng.

Trong trường hợp này, công ty sản xuất chỉ xử lý khâu mua nguyên liệu, sản xuất sản phẩm bằng một hoạt động, tại thời điểm nhất định.

>> Xem thêm: Bí quyết xây dựng chiến lược Marketing thành công cho doanh nghiệp

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp

Trong mô hình quản trị phức tạp, công ty sẽ mua vật tư, nguyên liệu từ các nhà cung cấp, phân phối hoặc từ các nhà máy có đặc điểm tương đồng với nhà sản xuất. Những nguyên liệu, vật tư này chính là thành phẩm của nhà cung ứng.

Vậy, ngoài việc tự sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp còn tiếp nhận các nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ các nhà thầu phụ, hay những đối tác sản xuất theo hợp đồng.

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp

Ở mô hình này, hệ thống quản trị chuỗi cung ứng sẽ xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc qua trung gian. Sau đó tạo ra sản phẩm đưa tới nhà máy tiếp theo để sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện. Công ty sản xuất sẽ thực hiện công tác bán, vận chuyển sản phẩm trực tiếp tới tay khách hàng hoặc thông qua các kênh bán hàng khác nhau.

Ngoài ra, các đơn hàng đặt sẽ tới từ các địa điểm khác nhau. Đòi hỏi công ty sản xuất phải có danh mục hệ thống hàng hóa, dịch vụ phân phối cụ thể.

Quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa luôn đóng vai trò quan trọng, là chất bôi trơn giúp hoạt động doanh nghiệp diễn ra thuận lợi. Với những sản phẩm đòi hỏi sản xuất phức tạp thì chuỗi cung ứng có thể rộng và mạng lưới phức tạp hơn. Đòi hỏi hoạt động quản trị cũng cần được thực hiện tốt. 

>> Xem thêm: Quản trị Marketing là gì? Vai trò của quản trị đối với doanh nghiệp

Hy vọng, những kiến thức SqlAdvice chia sẻ phía trên giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn về phần mềm quản trị này. Khi đó, việc sử dụng tới các công cụ quản trị chuỗi cung ứng sẽ là “cánh tay đắc lực” hỗ trợ nhà quản trị trong việc quản lý. Đồng thời, qua phần mềm quản trị chuỗi cung ứng sẽ giúp nhà quản trị cũng như doanh nghiệp kiểm soát toàn hệ thống phân phối, tồn kho, cung ứng hàng hóa, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.