ngôn ngữ lập trình game
Blog Kiến thức cộng đồng

Lập trình game cần học ngôn ngữ lập trình nào?

Hiện nay, lập trình ứng dụng game là một ngành nghề hot đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các bạn trẻ, nhất là kể từ khi ứng dụng Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông trở thành hiện tượng của làng game thế giới. Vậy, muốn tạo ra những ứng dụng như vậy thì bạn sẽ cần phải học những ngôn ngữ lập trình game nào?

Ngôn ngữ lập trình C

Ngôn ngữ lập trình C

Mặc dù đã ra đời từ năm 1970 nhưng đến nay ngôn ngữ lập trình C  vẫn có sức sống vô cùng mãnh liệt. Hiện tại, nó vẫn được sử dụng để dạy học và lập trình tại một số trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam, cũng như được các lập trình viên trẻ mới học làm game lựa chọn để nghiên cứu.

Theo đánh giá của các chuyên gia lập trình, đây là một ngôn ngữ rất logic và chặt chẽ, phù hợp với những ai mới làm quen vì nó sẽ cung cấp những khái niệm cơ bản nhất của việc lập trình là biến, hằng, các hàm và tham số…

Hiện nay, đây là một ngôn ngữ được sử dụng phổ biến để xây dựng phần mềm hệ thống, các ứng dụng nhúng… Đặc biệt, nó cũng rất được ưa chuộng để lập trình các trò chơi điện tử, với những game đơn giản như đua xe, đánh cờ caro, xếp hình…

Nếu bạn đang có ý định phát triển sự nghiệp trong ngành game này, lời khuyên dành cho bạn là hãy nắm thật vững ngôn ngữ lập trình này, bạn hoàn toàn có thể chuyển sang học những ngôn ngữ cao hơn, thứ có thể giúp bạn tạo ra những game hoành tráng hơn.

>> Xem thêm: Certificate Authority là gì? Danh sách 10 đơn vị cung cấp uy tín hiện nay

Ngôn ngữ C++

Ngôn ngữ C++

Khi đã thuần thục với ngôn ngữ lập trình C, đây đã là lúc bạn có thể làm quen với C++, vốn là một ngôn ngữ thuộc dạng hướng đối tượng. Theo đó, khi sử dụng ngôn ngữ này để tạo ra các trò chơi điện tử, bạn sẽ phải phân tích, giải quyết các thuật toán theo tư duy hướng đối tượng, đó là một sự khác biệt khá lớn so với ngôn ngữ C.

Đồng thời, khi làm việc với ngôn ngữ lập trình C++, bạn cũng sẽ phải bắt đầu làm quen với những khái niệm mới như đóng gói, overload, kế thừa… Với những người có nhiều kinh nghiệm, đây là những khái niệm không quá phức tạp, thế nhưng với những người mới thì sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen và thuần thục hơn. Một cách để bạn có thể nhanh chóng làm chủ ngôn ngữ C++ chính là tham khảo nhiều tài liệu hơn, visualcpp.net sẽ là một địa chỉ uy tín mà bạn nên tham khảo bởi hầu hết những chia sẻ này đều miễn phí và gần với thực tế công việc.

Cũng tương tự như C, khi đã quen thuộc với ngôn ngữ lập trình C++, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi chuyển sang tìm hiểu những ngôn ngữ cao cấp và hot hơn như Python hay Java, cơ hội được làm việc tại những công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam cũng vì thế mà cao hơn rất nhiều.

>> Xem thêm: Framework là gì? Các Framework thiết kế website phổ biến hiện nay

Ngôn ngữ lập trình Java

Ngôn ngữ lập trình Java

Không cần phải nói quá nhiều thì gần như tất cả những ai làm việc trong ngành lập trình ứng dụng đều biết đến Java, một ngôn ngữ đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng chục năm. Ở thời điểm hiện tại, mặc dù đã có nhiều ngôn ngữ khác được tạo ra với hy vọng sẽ soán ngôi của Java, thế nhưng có vẻ như tham vọng đó sẽ khó mà thành hiện thực, bởi hiện tại nó vẫn đang được sử dụng bởi hàng triệu lập trình viên trên thế giới.

Mặc dù cũng là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, thế nhưng sự khác biệt lớn nhất của Java nằm ở chỗ, nó có khả năng “viết code một lần, thực thi khắp nơi”. Đặc biệt, nó là ngôn ngữ chính được dùng để lập trình các ứng dụng game android, vốn là nền tảng có lượng người dùng cực lớn lên đến hàng tỉ người.

Nếu thành thạo ngôn ngữ này, bạn không chỉ có cơ hội được làm việc tại những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực, mà còn có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu ứng dụng được nhiều người biết đến. Chính vì vậy, hãy cố gắng nắm vững những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp nhất.

>> Xem thêm: Responsive là gì? Danh sách 10 công ty thiết kế website responsive chuyên nghiệp

Trên đây là một số ngôn ngữ lập trình game thông dụng dành cho người mới làm quen, cũng như đã có một thời gian dài tiếp xúc với lĩnh vực này. Có thể thấy rằng, mỗi ngôn ngữ đều có những đặc điểm riêng của nó, bạn có thể tùy theo sở thích và năng lực của bản thân mà lựa chọn sao cho phù hợp.