Business Analyst là cái tên khá mới mẻ trong thị trường việc làm Việt Nam. Tuy nhiên, đây là xu hướng việc làm không quá mới với mức lương cao hơn khá nhiều so với những lĩnh vực khác. Vậy Business Analyst là gì? Để trở thành BA chuyên nghiệp cần có những kỹ năng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này để trau dồi thêm thông tin về BA nhé, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng.
Business Analyst (BA) là gì?
Business Analyst là Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ có vai trò phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định các vấn đề và sau đó đề xuất giải pháp phù hợp. Đây là chiếc cầu nối liên kết doanh nghiệp và khách hàng, trao đổi và ghi nhận feedback của người dùng, truyền thông tin về nội bổ để cải thiện những điều cần thiết và phát huy những điểm mạnh vốn có. BA xuất hiện tại nhiều lĩnh vực như logistics, marketing, ngân hàng…chứ không riêng ngành công nghệ thông tin.
Những công việc của một BA phải làm?
Business Analyst có nhiệm vụ thực hiện các công việc như:
- Trực tiếp làm việc, trao đổi thông tin với khách hàng và đối tác. Họ là người lắng nghe, ghi nhận ý kiến khách hàng. Từ đó phân tích và tìm giải pháp xử lý phù hợp. Họ còn là cầu nối, xây dựng mối quan hệ của doanh nghiệp và các đối tác phát triển tốt trong tương lai.
- Trao đổi nội bộ về những feedback của khách hàng và đối tác, sau đó kết hợp với nội bộ để đưa ra hướng đi cụ thể, cải thiện chất lượng.
- Quản lý sự thay đổi, cập nhật tình hình và những biến động trên thị trường, đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp có sự phát triển tốt hơn.
- Data Analyst – gắn bó với hệ thống, thu thập và xử lý dữ liệu, sau đó biến chúng thành dạng biểu đồ, đồ thị giúp người dùng hiểu rõ kết quả.
- Systems Analyst – phân tích hệ thống, là những người hiểu rõ dữ liệu hệ thống công ty. Họ phân tích, xem xét đánh giá, thiết kế hệ thống, giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và đưa ra biện pháp tối ưu hệ thống.
- Management Analyst – chuyên gia trong tư vấn quản lý. Họ đề xuất những ý tưởng để cải thiện quá trình kinh doanh, người nắm bắt vấn đề của doanh nghiệp và cách giải quyết.
- Agile Analyst có vai trò truyền tải thông tin chính xác đến khách hàng kịp thời, giúp khách hàng hiểu rõ thông tin về các sản phẩm mới.
>> Xem thêm: Navicat Là Gì? Ứng Dụng Phầm Mềm Navicat Quản Lý Cơ Sở Dữ Liệu
Những kỹ năng cần có để trở thành một BA chuyên nghiệp
Để theo đuổi hành trình trở thành BA chuyên nghiệp, bạn cần trang bị nhiều kỹ năng quan trọng:
Kỹ năng, kiến thức liên quan đến CNTT
Kỹ năng và kiến thức công nghệ thông tin, các phần mềm kỹ thuật có vai trò rất quan trọng giúp BA đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp. Bạn cần hiểu rõ về Testing phần mềm và design hệ thống để giao tiếp và trao đổi thông tin dễ dàng với nhân sự, đối tác và khách hàng.
Làm việc trong ngành phân tích dữ liệu kinh doanh cần hiểu rõ doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ nào, kết quả đạt được ra sao. Hiểu rõ ngôn ngữ kinh doanh để giao tiếp với bộ phận kỹ thuật công ty và khách hàng hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp
Business Analyst có vai trò rất quan trọng trọng việc liên kết khách hàng và doanh nghiệp lại với nhau, nhiệm vụ của họ là trao đổi thông tin với khách hàng và chuyển về công ty. Thế nên, kỹ năng giao tiếp, khả năng nắm bắt vấn đề, khả năng truyền đạt thông điệp hiệu quả là điều rất cần thiết.
Khả năng nghiệp vụ và giải quyết vấn đề
Một dự án của doanh nghiệp có nhiều vấn đề khác nhau nên việc nhận biết, phân tích và đưa ra hướng giải quyết vấn đề rất quan trọng. BA cần phải nắm rõ vấn đề, đưa ra giải pháp khả thi và trực tiếp giải quyết cùng đồng đội và khách hàng.
>> Xem thêm: Email Server là gì? Top 10 nhà cung cấp Email server được đánh giá cao
Kỹ năng phản biện, đàm phán và thuyết phục
Khi các BA đã phân tích và đề xuất giải pháp cần làm việc với các thành viên trong team đề trình bày ý tưởng thực hiện giải pháp của mình. Thế nên, tư duy phản biện và thuyết phục quyết định lớn đến việc đề xuất có được thực hiện hay không, giúp xử lý dữ liệu đầu vào hiệu quả và giải pháp có độ tin cậy cao.
Kỹ năng quyết định và quản lý
Một BA chuyên nghiệp không thể thiết kỹ năng này, cần có khả năng xem xét, đánh giá tình hình và xử lý tối ưu vấn đề. Bạn cần phải quản lý dự án, chỉ đạo nhân viên sau đó xử lý yêu cầu để quyết định được đưa ra tốt nhất. Business Analyst vừa quản lý, vừa cố vấn với Developer, có kỹ năng quyết định dứt khoát để có hướng xử lý vấn đề phát sinh. Có nghĩa, người giữ chìa khóa cho sự thành công của dự án chính là BA.
Tư duy và kỹ năng phân tích dữ liệu là điều quan trọng bạn cần phải có để trở thành BA giỏi, vì thế bạn cần rèn luyện tư duy nhạy bén với các con số. Nhanh chóng nắm bắt tình hình vấn đề, chắt lọc dữ liệu để có được giải pháp hiệu quả nhất. Điều này giúp bạn truyền tải thông tin giá trị đến đội ngũ chuyên gia của doanh nghiệp dễ dàng.
Hiện nay, có rất nhiều trung tâm đào tạo Business Analyst, giúp bạn rèn luyện kỹ năng hiệu quả. Bên cạnh đó, còn cung cấp những kỹ năng liên quan đến Business Analyst, làm quen với công việc của BA. Hãy tìm hiểu và lựa chọn những trung tâm uy tín, có lộ trình học tập rõ ràng, đội ngũ nhân viên giỏi với mức chi phí phù hợp rèn luyện thêm kỹ năng phân tích dữ liệu bạn nhé.
>> Xem thêm: Data khách hàng là gì? Làm cách nào để có data dữ liệu khách hàng
Công cụ và kỹ thuật của Business Analyst (BA)
Công cụ cho Business Analyst (BA)
Ngoài các kỹ năng cần thiết, Business Analyst (BA) cũng cần có kiến thức về các công cụ và kỹ thuật BA. Các công cụ và kỹ thuật này giúp BA thu thập, phân tích và giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và hiệu quả.
Một số công cụ và kỹ thuật BA phổ biến bao gồm:
- UML: Unified Modeling Language là một ngôn ngữ mô hình hóa được sử dụng để mô tả các hệ thống phần mềm. UML cung cấp một bộ các biểu tượng và ký hiệu để mô tả các thành phần của một hệ thống phần mềm, bao gồm các chức năng, dữ liệu và quy trình.
- Scrum: Scrum là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt. Scrum dựa trên việc chia nhỏ dự án thành các giai đoạn ngắn, được gọi là các sprint. Mỗi sprint có thời lượng cố định, thường là hai tuần. Scrum tập trung vào việc giao hàng thường xuyên và phản hồi nhanh chóng từ khách hàng.
- Kanban: Kanban là một phương pháp phát triển phần mềm dựa trên thẻ. Kanban sử dụng một bảng Kanban để theo dõi tiến độ của dự án. Bảng Kanban chia dự án thành các trạng thái, chẳng hạn như “Chờ xử lý”, “Đang thực hiện” và “Đã hoàn thành”.
Ngoài ra, BA cũng có thể sử dụng các công cụ và kỹ thuật khác, chẳng hạn như:
- Các công cụ thu thập yêu cầu: Các công cụ này giúp BA thu thập thông tin từ khách hàng, chẳng hạn như phỏng vấn, khảo sát và nhóm tập trung.
- Các công cụ phân tích dữ liệu: Các công cụ này giúp BA phân tích dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định sáng suốt.
- Các công cụ quản lý dự án: Các công cụ này giúp BA quản lý tiến độ và hiệu quả của dự án.
Lựa chọn công cụ và kỹ thuật BA phù hợp
Việc lựa chọn công cụ và kỹ thuật BA phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Kích thước và quy mô của dự án: Các dự án nhỏ có thể không cần sử dụng các công cụ và kỹ thuật phức tạp.
- Ngành nghề và lĩnh vực: Các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau có thể có các yêu cầu khác nhau về công cụ và kỹ thuật BA.
- Nền tảng và trình độ của BA: BA cần lựa chọn các công cụ và kỹ thuật phù hợp với nền tảng và trình độ của mình.
BA nên tìm hiểu và thử nghiệm các công cụ và kỹ thuật khác nhau để tìm ra những công cụ và kỹ thuật phù hợp nhất với mình.
Lộ trình học business analyst để thành BA chuyên nghiệp
Tính chất công việc của BA chuyên nghiệp khá khó khăn vì phải liên tục cọ xát và đổi mới. Lộ trình trở thành Business Analyst giỏi sẽ khác nhau theo từng đối tượng, bạn hãy tham khảo một số lộ trình sau để biết được mình nên học BA từ đâu nhé như:
- Nhóm người không thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, không có chuyên môn IT, làm những chức vụ như: kế toán, tài chính, nhân sự,… Đối tượng này có lợi thế về kỹ năng phần mềm tốt, kỹ năng giao tiếp và rất năng động. Nếu muốn trở thành BA thường gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi dễ xảy ra khi thực hiện dự án. Thế nên, họ cần phải trau dồi thêm rất nhiều kiến thức bằng cách tham gia các khóa học phân tích dữ liệu kinh doanh tại các trung tâm uy tín.
- Những người có chuyên môn công nghệ thông tin như Developer, Tester,… Họ có nền tảng kiến thức và kỹ năng kỹ thuật IT vững chắc. Nhưng khả năng giao tiếp và phân tích chưa thật sự tốt. Thế nên, để trở thành Business Analyst giỏi cần phải trau dồi thêm nhiều kỹ năng về nhân sự, tài chính, kế toán, quản lý…
- Nhóm đối tượng đa năng lĩnh vực, vừa giỏi công nghệ thông tin và gam hiểu nhiều lĩnh vực, lập trình viên, quản lý dự án lâu năm, nhiều thâm niên, trải nghiệm dự án. Những người được học chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý. Họ thường có kiến thức vững chắc về kinh tế và IT, đây là lợi thế để trở thành BA chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần xem xét mình còn yếu kỹ năng gì để học hỏi và trau dồi thêm để hoàn thiện bản thân tốt hơn.
>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? 4 mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng trong lập trình
Với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về công việc của Business Analyst. Nhìn chung, nếu bạn muốn trở thành Business Analyst giỏi cũng sẽ rất dễ dàng nếu bạn kiên trì học hỏi, hiểu rõ về bản thân mình để có lộ trình học tập phù hợp, phát triển thành BA tốt.