Hiện nay, thị trường kinh doanh ngày càng phát triển và được quan tâm rất nhiều. Các doanh nghiệp không ngừng chạy đua và cạnh tranh với mong muốn thu được khoản lợi nhuận lớn. Nhưng không nhiều nhà kinh doanh biết được tầm quan trọng của “Quản trị”. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả marketing. Vậy quản trị Marketing là gì? Tại sao doanh nghiệp lại cần đến quản trị? Cùng đón đọc bài viết dưới đây của Sql Advice để biết rõ hơn nhé!
Quản trị Marketing là gì?
Theo lí thuyết của Philip Kotler thì quản trị Marketing là quá trình phân tích, nghiên cứu, duy trì, ổn định và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm làm hài lòng người mua. Cuối cùng là tạo ra nhiều lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
Hoạt động quản trị bao gồm các bước nào?
Thuật ngữ quản trị marketing đã dần quen thuộc đối với nhiều người dùng. Vậy quá trình hoạt động marketing sẽ được thực hiện như thế nào. Dưới đây là bước thực hiện cơ bản mà bạn có thể tham khảo thêm.
- Phân tích môi trường hoạt động hiện nay. Từ đây tìm ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp.
- Phân đoạn thị trường mục tiêu. Để tìm kiếm ra các khách hàng tiềm năng, đề xuất các giải pháp thực hiện mới.
- Thiết lập chiến lược kinh doanh phù hợp. Nhằm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Hoạch định các chương trình marketing đang và sẽ thực hiện trong những thời gian tới.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động đề xuất, lấy ý kiến từ người dùng và cải thiện những nhược điểm trong kinh doanh.
>> Xem thêm: Danh sách 10 đơn vị cung cấp dịch vụ Email cho doanh nghiệp chất lượng hiện nay
Chức năng của quản trị Marketing là gì?
Quản trị marketing mang đến rất nhiều chức năng đặc biệt mới cho doanh nghiệp, trong đó đáng kể đến như:
- Tìm hiểu rõ các nhu cầu cơ bản của khách hàng, tìm kiếm những giải pháp phù hợp mới để kinh doanh.
- Tìm ra những nguyên nhân cơ bản gây nên tổn thất cho doanh nghiệp. Từ đây đề xuất những giải pháp để khắc phục nhằm hạn chế được các tổn thất không đáng có.
- Đưa ra nhiều chiến dịch quảng bá thương hiệu tốt, hướng công ty đến người dùng. Thông qua truyền thông, nhiều khách hàng sẽ tiếp cận được các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
- Đánh giá các hoạt động của đối thủ. Đề xuất ra các hướng phát triển mới mang tính khác biệt và phù hợp với mô hình kinh doanh mới năm 2023.
Ngành quản trị có đặc điểm gì?
Ngành quản trị Marketing có những đặc điểm cơ bản nào. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ về vấn đề này:
- Ngành marketing sẽ giúp triển khai các hoạt động kinh doanh, hướng đến người dùng tốt.
- Tìm kiếm, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhất. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể hạn chế được một số rủi ro liên quan, phát huy tốt tiềm năng của công ty.
- Xây dựng nhiều chiến lược hoạt động tốt, hướng đến người tiêu dùng, mang đến lợi nhuận khủng cho doanh nghiệp.
- Thông qua những hoạt động trước, lợi nhuận đạt được,… Quản trị marketing sẽ giúp chủ đầu tư tìm hiểu về những hạn chế đang gặp phải và đề xuất các hướng giải quyết mới.
- Thực hiện các kế hoạch nhanh chóng, chính xác và đạt được hiệu quả cao.
Vai trò của quản trị Marketing trong doanh nghiệp
Quản trị Marketing trong doanh nghiệp luôn được đề cao và quan tâm. Đây được xem là yếu tố quan trọng, quyết định đến các chiến lược kinh doanh, tiếp cận khách hàng,… của công ty.
Kết nối với thị trường kinh doanh
Trong các chiến dịch Marketing, mục đích mà nhà quản trị luôn hướng đến đó là nhu cầu của khách hàng. Vậy nên doanh nghiệp luôn không ngừng phát triển, cải thiện nhằm mang đến sự hài lòng cho người dùng.
Tuy nhiên, để làm được điều này, nhà quản trị cần phải tìm hiểu kỹ thị trường, tìm hiểu thêm nhiều nguồn thông tin liên quan.
Từ đây đề xuất cho mình những kế hoạch hoạt động cụ thể, các quy trình thực hiện phù hợp,… mang đến sự kết nối hoàn hảo giữa người dùng và doanh nghiệp trong thời gian tới.
>> Xem thêm: Danh sách 10 công ty tư vấn Digital Marketing uy tín, hiệu quả
Kết nối nội bộ công ty
Hoạt động của Marketing là đánh giá, phân tích, đề xuất hướng giải quyết, giám sát mọi hoạt động thực hiện,… Đây được xem là một trong những bộ phận chính, không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc kết nối các thành viên trong nội bộ sẽ giúp cho các tiến trình hoạt động được thực hiện theo đúng tiến độ đã đề ra.
Nâng cao năng suất hoạt động của nhân viên
Thông qua các hoạt động giám sát và đẩy mạnh quá trình thực hiện. Các nhà quản trị sẽ giúp điều phối các team hoạt động hiệu quả, quản lý được thời gian thực hiện dự kiến.
Từ đây mọi công việc sẽ được nâng cao năng suất và hiệu quả. Đây cũng là một trong những vai trò quan trọng mà các nhà quản trị marketing mang đến cho doanh nghiệp.
Các mô hình quản trị marketing
Quản trị marketing là một quá trình phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược marketing hiệu quả. Để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần sử dụng các mô hình quản trị marketing.
Có nhiều mô hình quản trị marketing khác nhau, trong đó phổ biến nhất là mô hình 4P và mô hình 5C.
>> Xem thêm: Danh sách 10 công ty dịch vụ Marketing tổng thể tốt nhất, hiệu quả cao 2023
Mô hình 4P
Mô hình 4P là một mô hình quản trị marketing truyền thống, được phát triển bởi Philip Kotler vào năm 1960. Mô hình 4P bao gồm bốn yếu tố chính của marketing:
- Product (Sản phẩm): Sản phẩm là yếu tố cốt lõi của marketing. Doanh nghiệp cần tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Price (Giá cả): Giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định giá cả phù hợp với giá trị của sản phẩm và khả năng chi trả của khách hàng.
- Place (Phân phối): Phân phối là yếu tố giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm đến với khách hàng. Doanh nghiệp cần lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm và thị trường mục tiêu.
- Promotion (Truyền thông): Truyền thông là yếu tố giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp về sản phẩm đến khách hàng. Doanh nghiệp cần lựa chọn các phương thức truyền thông phù hợp với sản phẩm và thị trường mục tiêu.
Mô hình 5C
Mô hình 5C là một mô hình quản trị marketing hiện đại, được phát triển bởi Robert F. Lauterborn vào năm 1990. Mô hình 5C bao gồm năm yếu tố chính của marketing:
- Customer (Khách hàng): Khách hàng là trung tâm của marketing. Doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu và hành vi của khách hàng.
- Competitor (Cạnh tranh): Cạnh tranh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phân tích đối thủ cạnh tranh để có chiến lược marketing hiệu quả.
- Company (Công ty): Doanh nghiệp cần xác định nguồn lực và năng lực của mình để xây dựng chiến lược marketing phù hợp.
- Collaborators (Cộng tác viên): Cộng tác viên là những đối tác giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động marketing. Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cộng tác viên để đạt được hiệu quả marketing cao.
- Climate (Môi trường): Môi trường là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phân tích môi trường để xây dựng chiến lược marketing phù hợp.
Mỗi mô hình quản trị marketing đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình phù hợp với đặc điểm của mình.
Mô hình 7P, 4C, SWOT
Ngoài hai mô hình trên, còn có một số mô hình quản trị marketing khác, chẳng hạn như:
Mô hình 7P: Mô hình này bổ sung thêm yếu tố “People” (Con người) vào mô hình 4P.
Mô hình 4C: Mô hình này thay đổi các yếu tố trong mô hình 4P thành các yếu tố theo góc nhìn của khách hàng.
Mô hình SWOT: Mô hình này phân tích các yếu tố bên trong (Strengths – Điểm mạnh, Weaknesses – Điểm yếu) và bên ngoài (Opportunities – Cơ hội, Threats – Thách thức) của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược marketing.
Doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình quản trị marketing phù hợp với đặc điểm của mình, đồng thời cần kết hợp linh hoạt các mô hình với nhau để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.
Những điều cần lưu ý cho các nhà quản trị Marketing
Để mang đến lợi nhuận trong kinh doanh, nhiều nhà quản trị marketing cần chú ý đến những yếu tố sau:
Xây dựng quy trình marketing chuyên nghiệp
- Phân tích thị trường đối thủ: Lưu ý quan trọng mà các nhà quản trị marketing không thể bỏ qua. Việc nắm rõ thông tin đối thủ, tìm hiểu các xu thế liên quan. Giúp doanh nghiệp tìm hiểu rõ thị hiếu của người dùng. Từ đây gia tăng khả năng cạnh tranh khi hoạt động, thu được nguồn lợi nhuận lớn.
- Bên cạnh đó, khi phân tích điểm mạnh yếu của đối thủ thì bản thân doanh nghiệp cần nắm rõ được mô hình SWOT nhằm xác định rõ các ưu, nhược điểm mà công ty đang gặp phải, tìm hướng giải quyết nhanh chóng nhất.
- Lựa chọn thị trường và khách hàng phù hợp: Mang đến cho người dùng những dòng sản phẩm tốt nhất. Nhờ vậy mà doanh thu kinh doanh sẽ tăng lên đáng kể. Chi phí quảng bá trong doanh nghiệp cũng sẽ được giảm thiểu.
- Xây dựng chiến lược Marketing cụ thể: Một nhân tố luôn được các nhà quản trị quan tâm. Một chiến lược hoạt động, xây dựng cụ thể. Giúp cho bạn tiết kiệm thời gian, công sức. Bên cạnh đó, mọi hoạt động đều sẽ được hoàn thiện đúng như thời hạn.
- Kiểm tra và giám sát các tiến trình thực hiện hiệu quả, cụ thể và chuyên nghiệp: Khâu cuối cùng trong việc kinh doanh. Điều này hết sức cần thiết vì nó sẽ là tiêu chí đánh giá kết quả cuối cùng trong suốt quá trình hoạt động. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện đúng, nhà quản trị cần đề xuất thêm nhiều phương pháp hỗ trợ mới liên quan.
Tìm hướng giải quyết phù hợp nhất
- Chủ động tìm hiểu công việc: Giúp các nhà quản trị marketing nắm bắt thời cơ và xu hướng kinh doanh hiện nay. Từ đây bạn có thể đưa ra những đề xuất hoạt động mới, không lỗi thời và mang đến nhiều thành tích tốt khi hoạt động.
- Xác định mục tiêu hướng đến: Một tiêu chí cần thiết mà bạn nên cân nhắc đến. Xác định đối tượng mà công ty muốn hướng tới. Giúp bạn đề ra những định hướng kinh doanh mới ngay từ đầu. Ngoài ra, còn có thể hạn chế các sai lệch không đáng có.
- Ưu tiên thực hiện trước các công việc quan trọng: Đặc biệt là trong khi làm việc. Nhờ vậy mà bạn có thể dễ dàng nắm bắt kế hoạch thực hiện. Sẵn sàng giải quyết những vấn đề khó khăn, nan giải xảy đến.
- Kiên trì với công việc: Là một trong những yếu tố mà một nhà quản trị marketing cần chú ý. Bất kì một công việc nào cũng đều sẽ có những khó khăn riêng. Kiên trì đến cùng với các công việc mà mình đang thực hiện sẽ giúp bạn thành công, không bỏ giữa chừng. Theo thời gian, bạn sẽ tìm được các cách thức giải quyết phù hợp nhất.
- Làm mới bản thân từng ngày cũng là một trong những lưu ý không thể bỏ qua. Hiện nay, ngành marketing đang ngày một phát triển đa dạng và phong phú hơn. Việc tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Giúp bạn thêm phần sáng tạo và trở nên tài năng hơn.
>> Xem thêm: Tổng hợp thuật ngữ ngành Logistics thông dụng nhất
Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu một số các nội dung liên quan đến quản trị marketing. Đây là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng thông qua những nội dung trên bạn sẽ thêm hiểu hơn về thuật ngữ này.