cơ sở dữ liệu là gì
Blog

Cơ sở dữ liệu là gì? Các mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng

Xây dựng cơ sở dữ liệu là một trong những yêu cầu quan trọng trong lập trình, dù là thiết kế website hay lập trình phần mềm thì cũng đều cần phải tối ưu được dữ liệu để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động tốt và chính xác nhất. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc về “Cơ sở dữ liệu là gì?” thông qua bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở dữ liệu là gì?

Cơ sở dữ liệu là gì?

Cơ sở dữ liệu là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu cơ sở dữ liệu là gì, Sqladvice sẽ cùng bạn tìm hiểu về dữ liệu là gì? Nó là thông tin của đối tượng được lưu trữ trên máy tính hoặc các các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, usd, đĩa cd,… Đối tượng ở đây có thể là người, vật, sự việt, khái niệm, hiện tượng,… Các dữ liệu được thể hiện dưới nhiêu hình thức đa dạng có thể kể đến như dạng chữ, âm thanh, video, hình ảnh, ký hiệu,.. Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà dữ liệu có ý nghĩa khác nhau.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong khái niệm về dữ liệu, vậy thì cơ sở dữ liệu là gì? Cơ sở dữ liệu chính tập hợp dữ liệu khác nhau, chúng được sắp xếp tổ chức theo một câu trúc có liên quan với nhau và được lưu trữ trên các thiết bị vi tính. Người dùng có thể truy cập, chỉnh sửa, truy xuất thông tin hoặc cập nhật, bổ sung các thông tin mới cho cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu được tổ chức thành các bản ghi, các trường dữ liệu, và giữa chúng có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bất kỳ tổ chức, cơ quan nào.

Lợi ích của việc quản lý dữ liệu bằng cơ sở dữ liệu

Lợi ích của việc quản lý dữ liệu bằng cơ sở dữ liệu

Trước đây người ta chỉ quản lý dữ liệu bằng các file riêng biệt, cách làm này chỉ phù hợp trong điều kiện quản lý dữ liệu ở quy mô nhỏ, còn đối với những trường quản lý dữ liệu số lượng lớn thì đòi hỏi phải sử dụng đến cơ sở dữ liệu.

Theo giám đốc của Mona Host, việc quản lý dữ liệu bằng cơ sở dữ liệu mang đến lợi ích tích cực, giúp cho việc lưu trữ, truy xuất, sử dụng dữ liệu đạt hiệu suất tốt hơn. Ưu điểm của quản lý dữ liệu bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu đó trích tránh tình trạng lặp lại dữ liệu, gây dư thừa mà người quản lý không kiểm soát hết được. Các dữ liệu được lưu trữ đảm bảo tính nhất quán, duy trì được tính toàn vẹn dữ liệu. Bên cạnh đó việc sử dụng cơ sở dữ liệu tạo ra thuận lợi trong việc chia sẻ cho các thành viên, ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận dữ liệu để phục vụ cho công việc của mình, giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Nhờ cơ sở dữ liệu mà hoạt động của công ty, cơ quan trở nên thanh thoát và chuyên nghiệp hơn trước đây.

Các thành phần của cơ sở dữ liệu

Dưới đây là các thành phần của cơ sở dữ liệu:

  • Dữ liệu là tập hợp các thông tin cụ thể và có tổ chức, được lưu trữ trong bảng. Mỗi dòng trong bảng biểu diễn một bản ghi và mỗi cột biểu diễn một thuộc tính hoặc một trường dữ liệu cụ thể.

dữ liệu của cơ sở dữ liệu

Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu thường được tổ chức theo mô hình quan hệ, trong đó các bảng liên kết với nhau thông qua các khóa chính và khóa ngoại, tạo nên mối quan hệ giữa chúng. Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu có thể bao gồm văn bản, số liệu, hình ảnh, và các loại dữ liệu khác tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của hệ thống và ứng dụng.

  • Cấu trúc dữ liệu là cách thức tổ chức dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Cấu trúc dữ liệu giúp dữ liệu được lưu trữ và truy cập một cách hiệu quả. Có thể phân loại cấu trúc dữ liệu thành:
    • Cấu trúc dữ liệu phi cấu trúc: Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng một tập hợp các giá trị không có mối quan hệ với nhau.
    • Cấu trúc dữ liệu bán cấu trúc: Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các cấu trúc đơn giản, chẳng hạn như danh sách hoặc mảng.
    • Cấu trúc dữ liệu có cấu trúc: Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các bảng, mỗi bảng có các cột và hàng.

cấu trúc dữ liệu

  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là phần mềm giúp quản lý cơ sở dữ liệu. DBMS cung cấp các công cụ và dịch vụ để tạo, truy cập, quản lý và bảo trì cơ sở dữ liệu. Có thể phân loại DBMS thành:
    • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS): Đây là loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay. RDBMS lưu trữ dữ liệu dưới dạng các bảng, mỗi bảng có các cột và hàng.
    • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (OODBMS): OODBMS lưu trữ dữ liệu dưới dạng các đối tượng. Các đối tượng có thể chứa dữ liệu, phương thức và thuộc tính.
    • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng tài liệu (NoSQL): NoSQL lưu trữ dữ liệu dưới dạng các tài liệu. Tài liệu có thể chứa văn bản, hình ảnh, video,…

hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Các loại cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

Theo cấu trúc dữ liệu

  • Cơ sở dữ liệu phi cấu trúc: Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng một tập hợp các giá trị không có mối quan hệ với nhau. Ví dụ: cơ sở dữ liệu email, cơ sở dữ liệu tin nhắn,…
  • Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các cấu trúc đơn giản, chẳng hạn như danh sách hoặc mảng. Ví dụ: cơ sở dữ liệu sản phẩm, cơ sở dữ liệu khách hàng,…
  • Cơ sở dữ liệu có cấu trúc: Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các bảng, mỗi bảng có các cột và hàng. Ví dụ: cơ sở dữ liệu bán hàng, cơ sở dữ liệu nhân sự,…

Theo mô hình dữ liệu

  • Cơ sở dữ liệu quan hệ: Đây là loại cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay. Cơ sở dữ liệu quan hệ lưu trữ dữ liệu dưới dạng các bảng, mỗi bảng có các cột và hàng.
  • Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng lưu trữ dữ liệu dưới dạng các đối tượng. Các đối tượng có thể chứa dữ liệu, phương thức và thuộc tính.
  • Cơ sở dữ liệu hướng tài liệu: Cơ sở dữ liệu hướng tài liệu lưu trữ dữ liệu dưới dạng các tài liệu. Tài liệu có thể chứa văn bản, hình ảnh, video,…

Theo mục đích sử dụng

Theo mục đích sử dụng

  • Cơ sở dữ liệu thương mại: Cơ sở dữ liệu thương mại được sử dụng trong các doanh nghiệp để lưu trữ dữ liệu kinh doanh, chẳng hạn như dữ liệu bán hàng, dữ liệu khách hàng,…
  • Cơ sở dữ liệu khoa học: Cơ sở dữ liệu khoa học được sử dụng trong các lĩnh vực khoa học để lưu trữ dữ liệu nghiên cứu, chẳng hạn như dữ liệu thí nghiệm, dữ liệu thống kê,…
  • Cơ sở dữ liệu y tế: Cơ sở dữ liệu y tế được sử dụng trong lĩnh vực y tế để lưu trữ dữ liệu bệnh nhân, dữ liệu hồ sơ bệnh án,…

>> Xem thêm: Data khách hàng là gì? Làm cách nào để có data dữ liệu khách hàng

Theo hệ quản trị cơ sở dữ liệu

  • Cơ sở dữ liệu RDBMS: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) là loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay. RDBMS lưu trữ dữ liệu dưới dạng các bảng, mỗi bảng có các cột và hàng.
  • Cơ sở dữ liệu OODBMS: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (OODBMS) lưu trữ dữ liệu dưới dạng các đối tượng. Các đối tượng có thể chứa dữ liệu, phương thức và thuộc tính.
  • Cơ sở dữ liệu NoSQL: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng tài liệu (NoSQL) lưu trữ dữ liệu dưới dạng các tài liệu. Tài liệu có thể chứa văn bản, hình ảnh, video,…

Dưới đây là một số ví dụ về các loại cơ sở dữ liệu phổ biến:

Các loại cơ sở dữ liệu phổ biến

  • Cơ sở dữ liệu quan hệ: MySQL, PostgreSQL, Oracle, Microsoft SQL Server,…
  • Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Objectivity/DB, Versant Object Database, GemStone/S,…
  • Cơ sở dữ liệu hướng tài liệu: MongoDB, CouchDB, Elasticsearch,…

Lựa chọn loại cơ sở dữ liệu phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và mục đích của người dùng.

>> Xem thêm: Business Analyst (BA) là gì? Business analyst cần học gì để thành tạo?

Các mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng

Mô hình cơ sở dữ liệu dạng  file phẳng

Một trong số các mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng hiện nay đó là mô hình cơ sở dữ liệu dạng file phẳng. Đây là mô hình này chỉ áp dụng trong những trường hợp quản lý dữ liệu đơn giản với quy mô nhỏ, vừa phải. Mô hình cơ sở dữ liệu dạng file thẳng thường thể hiện dưới dạng một file văn bản, bên trong nó chữa dữ liệu dạng bảng. Ví dụ thường gặp nhất file thông tin khách hàng mua hàng tại các công ty, thường in ra một bảng, trong đó có các cột số thứ tự, họ tên, địa chỉ, ngày tháng mua hàng, tên sản phẩm…

Mô hình cơ sở dữ liệu dạng phân cấp

Một mô hình cơ sỡ dữ liệu tiếp mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc đó chính là mô hình cơ sở dữ liệu dạng phân cấp,. Theo mô hình này thì cơ sở dữ liệu được tổ chức theo mô hình cây, phân nhánh từ trên xuống. Các dữ liệu được biểu hiện bằng các nút khác nhau, mỗi một nút chính là một thực thể dữ liệu. Mối liên hệ trong dữ liệu chỉ thể hiện giữa nút mẹ và nút con, cây thư mục từ từ phân cấp, một nút mẹ có thể có nhiều nút con, nhưng mỗi nút con chỉ xuất phát từ một nút mẹ.

Mô hình cơ sở dữ liệu dạng mạng

Một mô hình cơ sở dữ liệu khác phức tạp hợp hai mô hình trên đó là mô hình dạng mạng. Trong mô hình này thì các file riêng biệt được tập hợp lại trong một hệ thống file phẳng gọi là bản ghi. Các bản ghi này sẽ được phân loại theo cùng một kiểu và tập hợp lại gọi là kiểu thực thể dữ liệu. Giữa các kiểu thực thể dữ liệu này được kết nối với nhau theo quan hệ mẹ con. Ưu điểm của mô hình này chính là dễ biểu đạt mô hình dữ liệu phức tạp, nhìn vào là có thể hiểu được cơ sở dữ liệu muốn nói đến là gì. Tuy vậy, nó cũng có những hạn chế nhất định đó là khả năng truy xuất của mô hình cơ sở dữ liệu dạng mạng khá chậm, không phù hợp cho việc quản lý cơ sở dữ liệu ở quy mô lớn.

Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ

Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ này không có các liên kết vật lý với nhau, và nó được biểu hiện dưới dạng bảng biểu, thông qua các hàng và cột. Trong đó, cơ sở dữ liệu chính là tập hợp các bảng khác nhau, mỗi hàng trong bản gọi là bản ghi, mỗi cột là một thuộc tính, ta hay gọi là trường dữ liệu. Mô hình quan hệ hay còn gọi là thực thể mối kết hợp được sử dụng rất phổ biến trước khi khái niệm hướng đối tượng (OOP) ra đời và dần thay thế nó. tuy nhiên mô hình quan hệ vẫn đang được sử dụng trong các dự án của công ty wab-component và một số công ty lập trình khác bởi nó vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản cũng như cần phải duy trì để bảo trì cho các dự án cũ.

Mối liên hệ giữa cơ sở dữ liệu và website

Không chỉ website mà bất kỳ một sản phẩm công nghệ nào hiện nay muốn hoạt động tốt, hỗ trợ người dùng đều cần phải có sự liên kết với cơ sở dữ liệu bên dưới, ở đây chúng tôi nói về website.

Nếu bạn truy cập vào một trang web trên internet với tên miền là mona.website, ngay lúc bạn gửi yêu cầu thì từ máy bạn sẽ phát đi một tín hiệu gửi đến server (hosting) đang lưu trữ thư mục dữ liệu của website, sau đó server kiểm tra (tùy thuộc vào quá trình code) và sẽ trả về kết quả, hiển thị trên màn hình máy tính để bạn có thể xem, tương tác. Những dữ liệu này là thật và có ích với người dùng, trình biên dịch sẽ đọc dữ liệu và hiển thị lên màn hình máy tính.

Ngoài ra thì một trường hợp bạn thường gặp chính là những quảng cáo trên website luôn đúng theo nhu cầu của bạn, chính bởi vì trình duyệt hay website đã thu thập nhu cầu tìm kiếm của bạn, và trong lần truy cập tiếp theo thì website sẽ phân tích dữ liệu đó là gợi ý những tin, sản phẩm phù hợp hơn với bạn.

>> Xem thêm: SQL là gì? Tổng quan về SQL – Kiến thức cần biết trong thiết kế web

Trên đây là những chia sẻ cơ bản về cơ sở dữ liệu của Sqladvice, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu một phần nào về khái niệm cơ sở dữ liệu. Tất nhiên đây chỉ là những kiến thức rất cơ bản, mang tính nhập môn. Nếu bạn có ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để kiến thức được hoàn thiện tốt hơn.