thuật ngữ ngành logistics
Blog

Tổng hợp thuật ngữ ngành Logistics thông dụng nhất

Logistics là lĩnh vực khá rộng, nếu không hiểu được những thuật ngữ trong ngành Logistics thì sẽ khó khăn cho những bạn mới tham gia vào ngành này. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những thuật ngữ ngành Logistics, xuất nhập khẩu, vận tải. Hãy cùng Sqladvice tìm hiểu ngay nhé!

Logistics là gì?

Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nhà máy sản xuất đến người tiêu dùng. Công ty Logistics sẽ thực hiện việc lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty Logistics phải không ngừng cải tiến, chú trọng đến yếu tố chất lượng, số lượng, giá cả,…để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này.

Ngoài nghiệp vụ giao – nhận, ngành Logistics còn gồm các hoạt động như đóng gói, bao bì, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, lưu trữ, trung gian mua hàng Trung Quốc, Châu Âu…Nếu đảm đương tốt các khâu này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, từ đó giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận,…

Các thuật ngữ trong ngành Logistics

ABC – Activity based costing

ABS được hiểu là quản lý chi phí trên cơ sở hoạt động, là phương pháp đo lường toàn bộ chi phí hoạt động. So với phương pháp truyền thống, phương pháp này phân tích được hiệu quả của từng hoạt động dựa trên nguồn lực nó đã dùng và hiệu quả mang lại.

All-in rate

Là tổng số tiền gồm các loại phụ phí, cước thuê tàu,…

AFR (Advance Filing Rules)

Tất cả các hàng hóa nhập vào Nhật Bản bắt đều từ tháng 3/2014 đều phải khai phí hải quan theo chuẩn AFR, chuẩn này được đưa ra nhằm quản lý an toàn hàng hóa nhập vào Nhật. Việc chậm khai báo sẽ phải chịu mức phạt với 5000USD, thậm chí chịu trách nhiệm trước pháp luật.

>> Xem thêm: Top 10 đơn vị dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài hiệu quả nhất TPHCM 2023

AMS (Automatic Manifest System)

AMS là hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả những phương thức xuất nhập được thiết lập sau sự kiện 9/11 bởi Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ. Tùy hang tàu và không bội nhân theo số container, mức thu phí AMS là 25 – 35 USD/ BL.

BL – Bill of Lading

Bill of Lading là chứng từ quan trọng nhất do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc vận chuyển hàng hóa theo hàng hải và cam kết giao đúng theo thông tin trong hợp đồng. BL chỉ phát sinh sau khi có hợp đồng dịch vụ và yêu cầu booking confirmed.

BO – Booking Confirmation

Với những ai thường xuyên đi máy bay chắc hẳn sẽ không còn xa lại gì với cụm từ này. Thuật ngữ Booking Confirmation trong ngành Logistics là bản xác nhận đặt chỗ, gồm các thông tin ngày giờ, mức giá, phương thức vận chuyển,…Bộ phận quản lý thông tin đặt vận chuyển này thường là bộ phận kinh doanh.

Cargo

Cargo tức là hàng hóa, đơn hàng, lô hàng… là các loại hàng được vận chuyển từ 2 địa điểm khác nhau bằng đường biển, đường bộ, đường hàng không,…Việc vận chuyển này thường được các đơn vị nhập hàng Trung Quốc, mua hộ hàng taobao,alibaba, tmall… tiến hành thực hiện.

CBM hoặc M3 (Cubic Meter)

CBM được dùng để đo kích thước, khối lượng gói hàng, nhà vận chuyển sẽ áp dụng theo đó để tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển.

Cách tính: CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện

CAM – Cargo Declaration Amendment Fee

CAM được dùng để chỉ loại phí nộp cùng lúc với việc nộp lại những thông tin Hải quan yêu cầu khai báo. Nếu khách hàng có yêu cầu thay đổi thông tin sau khi người vận chuyển đã nộp hồ sơ chứng từ cho cơ quan hải quan thì phí này mới cần được phát sinh.

>> Xem thêm: Danh sách 10 đơn vị cung cấp dịch vụ Email cho doanh nghiệp chất lượng hiện nay

COD – Change of Destination

Trong ngành Logistics, COD là từ viết tắt của Change of Destination – phụ phí thay đổi nơi đến. Loại phí này phát sinh, đơn vị vận chuyển sẽ thu thêm các khoản phí khi người đặt dịch vụ vận chuyển có yêu cầu thay đổi cảng đích như: phí đảo chuyển, phí xếp dỡ, phí lưu container,…

LCL và FCL

FCL là từ dùng để diễn tả dịch vụ gửi hàng nguyên container. Người gửi hàng sẽ dùng độc quyền của một hoặc nhiều container vận tải biển chuyên dụng. Với hình thức này, người gửi hàng sẽ chịu trách nhiệm việc chuyển container rỗng về kho hàng của mình, đóng hàng, niêm phong, làm thủ tục hải quan,…

LCL được hiểu là dịch vụ gửi hàng lẻ, đơn vị vận chuyển sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ khác nhau, phân loại, sắp xếp chung vào container và vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Với hình thức này, người gửi hàng chỉ cần giao hàng cho đơn vị vận chuyển tại trạm đóng container, gửi chứng từ cần thiết rồi nhận vận đơn.

ETA (Estimates Arrival)

ETA là ngày dự kiện lô hàng đến cảng đích. Đích đến này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng nhưng thường được dùng để phản ánh tên một cảng. Phương thức vận chuyển có thể là đường biển, đường hàng không, tàu lửa,…

>> Xem thêm: Danh sách 10 công ty tư vấn Digital Marketing uy tín, hiệu quả

ETD (Estimated Department)

ETD là ngày dự kiến rời cảng, căn cứ dựa trên thông tin hành trình của phương tiện vận chuyển, do người vận chuyển cung cấp dựa trên: thời tiết, tốc độ phương tiện, hành trình trước đó,…

Gross/Net Weight

Gross Weight là trọng lượng cả bao bì gồm trọng lượng vật thể (Net weight) và hộp đựng. Net Weight là trọng lượng của vật thể không bao gồm trọng lượng bao bì đóng gói.

HBL (House Bill)

House Bill là các vận đơn được phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế và người nhận hàng thực tế bởi Forwarder. Như thế, Forwarder vẫn có quyền phát hành những bill của các loại vận đơn do hãng tàu phát hành như Telex Release, Bill Gốc, Express release,…Tuy nhiên về pháp luật sẽ có quyền và trách nhiệm khác nhau.

>> Xem thêm: Danh sách 10 công ty dịch vụ Marketing tổng thể tốt nhất, hiệu quả cao 2023

INCOTERMS

Incoterms – International Commerce Terms, đây là tập hợp những quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

MBL (Mater Bill)

Master bill là những loại vận đơn chủ được người sử hữu phương tiện vận chuyển cấp cho người đứng tên trên bill. Hình thức nhận diện MBL là trên vận đơn có thông tin của hãng tàu như tên công ty, logo, địa chỉ, số điện thoại,…

POL (Port of Loading)

POL là gì? POL là nơi hãng tàu nhận hàng để xuất. Tùy vào việc thanh toán bằng TT hay LC mà yêu cầu hãng tàu để book tàu cho đúng yêu cầu LC.

>> Xem thêm: Bí quyết xây dựng chiến lược Marketing thành công cho doanh nghiệp

Packing list

Packing list là phiếu đóng gói hàng hóa gồm các thông tin như số lượng hàng, trọng lượng, cbm, số kiện, thời gian dự kiến dỡ hàng,…

Packing list được phân chia làm 3 loại, gồm bản kê đóng gói chi tiết, bản kê đóng gói trung lập và bản kê đóng gói và trọng lượng (Packing and Weight list).

Quota

Quota được hiểu là hạn ngạch thương mại, tức số lượng tối đa của 1 mặt hàng có thể xuất nhập khẩu trong 1 thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép. Mỗi một quốc gia sẽ áp dụng một Quota khác nhau

Với Quota xuất khẩu, việc nhà nước hạn chế để duy trì tính ổn định của nền kinh tế trong nước. Chẳng hạn như vì tình hình hạn hán, ngập mặn trên diện rộng nên nhà nước vừa rồi đã hạn chế việc xuất khẩu lúa gạo.

Warehouse Management System (WMS)

Warehouse Management System – hệ thống quản lý kho, phần mềm ứng dụng thiết kế để hỗ trợ việc quản lý kho hàng của doanh nghiệp nhằm thực hiện chức năng kiểm soát các chuyển giao các nguồn lực sẵn có.

>> Xem thêm: Các tính năng cơ bản cần có khi thiết kế Website xuất nhập khẩu hàng hóa

Trên đây là một số các thuật ngữ ngành Logistics. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong lĩnh vực này.